Bùn vi sinh là gì và các thành phần chính của bùn vi sinh

Bùn vi sinh là gì? Bùn vi sinh bao gồm những nhóm vi khuẩn nào? Và bùn vi sinh có vai trò như thế nào trong đời sống? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Người tạo: Admin
CÔNG TY THÔNG CẦU CỐNG NGHẸT TRÍ BẢO
Địa chỉ: 82 Huỳnh Văn Nghệ, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.HCM.
Số điện thoại: 0902.208.925 - 0932.206.632
Website: https://thongcaucongnghet.info


​Bùn vi sinh còn có tên gọi khác là bùn hoạt tính. Bùn vi sinh được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa vào ứng dụng. Sản phẩm này bao gồm vi khuẩn, tích trùng, các động vật nguyên sinh và các quần thể sinh vật như nấm, tảo. Các quần thể sinh vật này khi kết hợp với một chất rắn khác sẽ hình thành nên một hợp chất kết dính màu nâu. Đây là hợp chất dễ lắng và nhìn giống như bông. Qua quá trình nghiên cứu, ứng dụng của bùn vi sinh trong xử lý nước thải đạt hiệu quả cao và có giá hời hơn so với sử dụng hóa chất.

Bùn vi sinh là gì?

Bun vi sinh bao gồm các vi sinh vật có khả năng hấp thụ trên bề mặt và các chất hữu cơ trong nước thải bị oxy hoá với sự có mặt của oxy. Bùn vi sinh còn gọi là bùn hoạt tính. Hình thành từ tổ hợp các vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn có lợi cho các công trình xử lý nước thải. Chúng kết dính lại với nhau dưới dạng bông màu nâu và dễ lắng. Bùn vi sinh có màu nâu và kết dính lại với nhau dưới hình dạng bông, dễ lắng.

Kích thước của bùn vi sinh dao động trong khoảng 3-150 µm. Bên cạnh đó, trong mẫu bùn này còn chứa những vi sinh vật sống (nấm men, vi khuẩn…) và khoảng 40% các loại chất rắn khác. Bùn vi sinh chứa những vi sinh vật có khả năng phân hủy tốt các chất hữu cơ. Bùn vi sinh loại bỏ các chất hữu cơ độc hại ra khỏi nguồn nước bằng cách sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm chất dinh dưỡng. Do nước được làm sạch một cách nhanh chóng và tương đối hiệu quả.

bùn vi sinh
 Nước thải chưa được xử lý

 Xem thêm: Công ty vận chuyển bùn vi sinh Trí Bảo giá rẻ, nhanh chóng

Bùn vi sinh có những phần nào?

Tập hợp các vi sinh vật trong bùn hoạt tính có khả năng oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải với sự có mặt của oxy và khả năng hấp thụ trên bề mặt. Quần thể sinh vật của bùn vi sinh khá phức tạp bao gồm: vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, tảo, vi rút, tích trùng và các loại động vật không xương. Trong đó, vi khuẩn đóng vai trò chủ yếu trong việc phân huỷ chất hữu cơ và là thành phần cấu tạo chính của bùn vi sinh. Bùn hoạt tính tập hợp các vi khuẩn bao gồm vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn tùy nghi, một số vi khuẩn dạng sợi và các nhóm động vật nguyên sinh. Phần trăm vi khuẩn hoạt động trong bùn vi sinh thay đổi theo thành phần nước thải và nhiệt độ.

Bùn vi sinh có dạng bông, màu nâu và dễ lắng. Loại chất hữu cơ có trong nước thải quyết định đâu là loại vi khuẩn chủ đạo có trong bùn. Nước thải chứa protein làm kích thích các vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn tùy nghi phát triển. Nếu hydrat carbon hoặc cacbua hydro chứa nhiều trong nước thải thì kích thích trực khuẩn mủ xanh phát triển.

Bùn vi sinh gồm các vi sinh vật nào?

Dưới đây là 5 nhóm vi sinh vật chính được tìm thấy trong bùn hoạt tính.

Bùn vi sinh - Nhóm vi khuẩn

Vi khuẩn có vai trò chủ yếu trong việc loại bỏ chất dinh dưỡng hữu cơ ra khỏi nước thải. Các vi khuẩn bao gồm: vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí và vi khuẩn tùy nghi

▶ Vi khuẩn hiếu khí

Thường được sử dụng trong các nhà máy xử lý mới, trong môi trường giàu oxy. Vi khuẩn hiếu khí sử dụng oxy tự do có trong nước để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải. Sau đó, chuyển đổi thành năng lượng sử dụng trong phát triển và sinh sản. Để phát triển khả năng sinh trưởng của vi khuẩn hiếu khí, hệ thống phải bổ sung oxy bằng phương pháp cơ học. Điều này nhằm đảm bảo vi khuẩn có thể hoàn thành công việc của chúng một cách chính xác, tiếp tục phát triển và sinh sản trên nguồn thức ăn của nó.

Các chủng vi khuẩn vi khuẩn hiếu khí: trực khuẩn, vi khuẩn lao, nocardia, lactobacillus, trực khuẩn mủ xanh.

▶ Vi khuẩn kỵ khí

Vi khuẩn kỵ khí có hai chức năng đặc biệt đối với bùn vi sinh: giảm giá thành trong việc xử lý nước thải và giảm sự tiêu thụ điện năng. Được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải ở môi trường không có oxy. Các vi khuẩn này có vai trò chính là tạo ra khí metan bằng cách làm giảm khối lượng bùn. Khi được làm sạch và xử lý đúng cách, khí metan được sử dụng như một nguồn năng lượng thay thế. 

Vi khuẩn hiếu khí có thể sử dụng oxy từ nguồn thức ăn của nó và sẽ không cần thêm lượng oxy hỗ trợ trong lúc thực hiện công việc. Ngoài ra, vi khuẩn kỵ khí còn có khả năng loại bỏ photpho trong xử lý nước thải.

▶  Vi khuẩn tùy nghi

Có khả năng chuyển đổi linh hoạt thành vi khuẩn kỵ khí hoặc hiếu khí tùy thuộc vào môi trường, là vi khuẩn dễ sống nhất.

vi khuẩn kỵ khí
Vi khuẩn kỵ khí trong bùn vi sinh

Bùn vi sinh - Nhóm động vật nguyên sinh

Động vật nguyên sinh được tìm thấy trong các hệ thống xử lý nước thải, có khả năng di chuyển ít nhất trong một giai đoạn phát triển của chúng. Chúng lớn hơn vi khuẩn gấp 10 lần, là vi sinh vật đơn bào sống trong các hệ thống xử lý nước thải. Chúng mang lại nhiều chức năng có lợi trong quá trình xử lý.

Các vai trò trò của động vật nguyên sinh:

Làm trong nước thải thứ cấp bằng cách loại bỏ vi khuẩn và keo tụ của vật lơ lửng.

▶ Phản ánh sức khỏe của bùn hoạt tính: Động vật nguyên sinh có thể tồn tại trong các hệ thống xử lý nước thải đến 12 tiếng khi không có oxy. Ngoài ra, so với vi khuẩn động vật nguyên sinh có độ nhạy với độc tính cao hơn nên dễ dàng hơn trong việc nhận biết môi trường độc hại. Dấu hiệu cho thấy độ độc tính có trong hệ thống xử lý nước thải là động vật nguyên sinh  vắng mặt hoặc không di chuyển. Ngược lại, khi thấy động vật nguyên sinh tồn tại với số lượng lớn trong sinh khối của hệ một thống xử lý nước thì đó dấu hiệu nhận biết hệ thống hoạt động tốt và ổn định.

▶ Tiêu hóa vi khuẩn gây bệnh: Khi quá trình sinh học diễn ra trong bể sục khí, mạng lưới dinh dưỡng bắt đầu thực sự được thiết lập. Các quần thể trong hệ thống sinh học của các nhà máy này cạnh tranh thức ăn với nhau. Chất lượng và số lượng chất hữu cơ hòa tan trong nước thải ảnh hưởng đến sự phát triển của chất phân hủy và vi khuẩn dị dưỡng. Các động vật nguyên sinh giúp chúng ta nhận biết được hiệu quả của hệ thống xử lý bao gồm trùng amip, trùng roi, trùng lông, trùng lông bò.

động vật nguyên sinh
Hình ảnh động vật nguyên sinh

Bùn vi sinh - Nhóm động vật đa bào

Động vật đa bào là dạng vi sinh xử lý nước thải có chức năng ăn vi khuẩn, tảo và động vật đơn bào. Động vật đa bào thường được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải cũ, ao, hồ, đầm phá. Mặc dù động vật đa bào này ít đóng góp cho hệ thống xử lý bùn vi sinh nhưng sự hiện diện của chúng thể hiện được tình trạng của hệ thống xử lý nước thải.

Ba động vật đa bào phổ biến được tìm thấy trong hệ thống xử lý bùn vi sinh là trùng bánh xe, tuyết trùng và gấu nước.

Bùn vi sinh - Nhóm vi khuẩn dạng sợi

Để nhận biết vi khuẩn dạng sợi, các nhà máy xử lý nước thải quan sát cấu trúc của bông bùn, nếu thấy ở giữa cấu trúc của bông bùn có cầu nối thì trong đó có vi sinh vật dạng sợi. Vi sinh ở dưới dạng một cầu nối mảnh mai có khả năng gây ra ít sự cố hơn là vi sinh dạng sợi ở bên trong bông bùn. Sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn dạng sợi trong hệ thống xử lý bùn có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề trong việc lắng bùn. Nếu không kiểm soát được số lượng, vi sinh vật sợi sẽ làm ảnh hưởng đến việc lắng đọng mỡ và bùn đóng thành cục.

Các vi khuẩn dạng sợi có thể tồn tại bên trong, bên ngoài bông bùn hoặc trôi nổi tự do trong nước. Tương tự bọt biển, các vi sinh dạng sợi ở trong bông bùn rất khó lược bỏ và gạn lắng chất rắn (dewater). Các vi sinh dạng sợi ở bên ngoài có vai trò giữ cho các cấu trúc bông bùn liên kết lại với nhau và đóng thành từng mảng bùn.
Sự trôi nổi tự do trong nước của các vi sinh dạng sợi là nguyên nhân dẫn đến vấn đề TSS. trực khuẩn mủ xanh và nấm là nguyên nhân của sự cố váng bọt (foaming), độ nhớt của nước (slimming) hoặc bung bùn có sợi (bulking).

Bùn vi sinh - Nhóm tảo và nấm

Là những sinh vật quang hợp và thường không gây ra vấn đề trong hệ thống xử lý bùn vi sinh. Tuy nhiên sự góp mặt của chúng thường chỉ ra những vấn đề liên quan đến sự thay đổi PH và bùn già.

▶ Tảo

Tảo có trong nước thải do chúng sử dụng năng lượng mặt trời để quang hợp. Cũng như nitơ và photpho để phát triển, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng. Tảo gây ra bất lợi cho các nguồn nước vì ở điều kiện thích hợp sẽ phát triển nhanh. Hiện tượng “tảo nở hoa” xảy ra khi tảo bao phủ bề mặt ao hồ và các dòng nước. Sự xuất hiện của tảo làm giảm hiệu quả của nguồn nước dùng trong mục đích cấp nước bởi chúng tạo nên mùi và vị.

▶ Nấm

Nấm là sinh vật đa bào có trong hệ thống xử lý nước thải. Ở điều kiện môi trường hợp lý, chúng làm thay đổi các hợp chất hữu cơ và cạnh tranh với vi khuẩn. Nấm là loài hóa dị dưỡng, sống hiếu khí và không quang hợp. Nấm hấp thụ dưỡng chất từ các chất hữu cơ trong nước thải. Giống với vi khuẩn, nấm chịu trách nhiệm làm phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Về mặt sinh thái học,  nấm vượt trội hơn so với vi khuẩn do nấm có thể phát triển trong điều kiện độ ẩm thấp. Nếu không có sự hiện diện của nấm, chu trình carbon sẽ bị trì hoãn dẫn đến các chất thải hữu cơ sẽ bị tích tụ trong môi trường.

vi khuẩn hiếu khí
Vi khuẩn trong bùn vi sinh

Bùn vi sinh có tác dụng gì?

Bùn vi sinh xử lý chất thải trong nguồn nước. Tùy vào môi trường và mật độ hoạt động khác nhau của các loại vi sinh vật mà áp dụng loại bùn vi sinh phù hợp để loại bỏ các chất thải một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Như vậy, bùn sinh học này có khả nắng xử lý nước thải. Trong tiến trình phân hủy, các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy thành các hợp chất như CO2, N20 và khí N2, mà sẽ không tạo ra những chất khí trung gian như H2S, NH3,...

Chính vì tính thân thiện với môi trường của chế phẩm sinh học này, tính ứng dụng của nó ngày càng trở nên phổ biến, và được áp dụng rộng rãi. Có 2 ứng dụng mà bùn xử lý nước thải đang được sử dụng hiện nay là:

▶ Ứng dụng trong nước thải sinh hoạt: 

Nước thải sinh hoạt thường xuyên bị gây ô nhiễm bởi những hoạt động trong đời sống sinh hoạt thường ngày của con người, những chất thải phổ biến như, chât cặn bã hữu cơ, hữu cơ hòa tan, các chất dinh dưỡng, và vi sinh vật gây bệnh.

▶ Ứng dụng trong nước thải thủy sản:

Các chất thải trong nước thủy sản chủ yếu đến từ những chất béo, protein dễ phân hủy được thải ra từ động vật. Những chất này trong nước sẽ làm giảm nồng độ oxy trong nước, gây hại cho những loài thủy sản được nuôi trồng.

Xem thêm: Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả cho hệ thống xử lý nước thải

Bùn vi sinh mua ở đâu?

Dù biết bùn vi sinh hoạt tính có tác dụng hiệu quả trong việc xử lý nước thải nhưng bạn chưa có kinh nghiệm trong việc tìm mua các sản phẩm bùn vi sinh. Dưới đây là một số thương hiệu bán bùn vi sinh được nhiều người tin dùng:

▶ Công ty môi trường Hưng Phát: chuyên phân phối và cung cấp bùn vi sinh giá rẻ, có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.

▶ Công ty môi trường Minh Đức: từng hợp tác với nhiều đơn vị lớn như Bệnh viện Đa khoa, siêu thị Big C, Coopmart; được phân phối toàn quốc.

▶ Công ty Tiến Minh: có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi trường hơn 15 năm, chuyên cung cấp, cho thuê xe, vận chuyển bùn xử lý nươc thải uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh, và các khu vực phía Nam.

▶ Công ty môi trường Trí Bảo: luôn là đơn vị được các khách hàng lớn như nhà máy, doanh nghiệp tin dùng, vì quy trình phục vụ được tối ưu, đảm bảo chất lượng, đặc biệt là giá phù hợp, phải chăng.

Bài viết trên đã trả lời các kiến thức cần biết về bùn vi sinh, các thành phần chính trong bùn vi sinh, tác dụng và nguồn cung cấp bùn vi sinh uy tín. Chúc các bạn có trải nghiệm tốt trong việc lựa chọn bùn vi sinh phù hợp.

Tags: Bùn vi sinh , vi sinh vật trong bùn hoạt tính , hệ thống xử lý nước thải , Bùn vi sinh xử lý chất thải , bùn già , vi khuẩn dạng sợi , Vi khuẩn kỵ khí , Bun vi sinh , Vi khuẩn hiếu khí, bùn vi sinh hoạt tính

Tin cùng chuyên mục

Bình luận