Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả cho hệ thống xử lý nước thải

Trong nuôi bùn vi sinh thì việc thực hiện đúng cách không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về cách nuôi bùn vi sinh.

Người tạo: Admin
CÔNG TY THÔNG CẦU CỐNG NGHẸT TRÍ BẢO
Địa chỉ: 82 Huỳnh Văn Nghệ, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.HCM.
Số điện thoại: 0902.208.925 - 0932.206.632
Website: https://thongcaucongnghet.info


Việc tận dụng hướng dẫn nuôi bùn vi sinh trong xử lý nước hiệu quả và thân thiện với môi trường luôn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Trong đó bùn vi sinh là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình xử lý nước thải. 

Do đó việc hiểu về bùn vi sinh và quy trình hiệu quả đang rất được các doanh nghiệp quan tâm. Thông qua các quy trình này sẽ giúp cho các hệ vi sinh trong nước thải phát triển tốt. 

Khi các hệ vi sinh này có điều kiện phát triển tốt thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý các chất hữu cơ, làm sạch được được lượng nước đầu ra. 

Ngoài ra, sau quá nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi nhận ra việc sử dụng bùn vi sinh trong xử lý nước thải đạt hiệu quả cao hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với phương pháp hóa học.

Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về bùn vi sinh và phương pháp để thực hiện nuôi bùn vi sinh.

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh chi tiết - Bùn vi sinh là gì?

Việc hướng dẫn nuôi bùn vi sinh cho người mới bắt đầu thì trước tiên cần biết đến cái khái niệm cơ bản. Bùn vi sinh là tập hợp các vi sinh vật mà trong đó nhiều nhất chính là vi khuẩn.  Bùn có hình dạng bóng, màu nâu, kích thước từ 3 – 150 µm. 

Khi đưa bùn vi sinh vào hệ thống nước thải với 1 liều lượng nhất định, các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước và sử dụng những chất này làm dinh dưỡng. Qua đó có thể loại bỏ các chất hữu cơ và làm sạch nước hiệu quả. 

Bùn vi sinh bản chất là các vi khuẩn và được chia làm 8 nhóm cơ bản: 

➣  Alkaligenes – Achromobacter

➣ Pseudomonas

➣ Enterobacteriaceae

➣ Arthrobacter bacillus

➣ Cytophaga – Flavobacterium

➣ Pseudomonas – Vibrio aeromonas

➣ Achromobacter

➣ Hỗn hợp các vi khuẩn khác như : Ecoli, Micrococcus

Vi khuẩn là một những nhóm vi sinh vật quan trọng trong việc quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ và nó cũng là thành phần cấu tạo chủ yếu của bùn hoạt tính.

➣ Trong nước thải sẽ có chứa protein, khi đó sẽ tác động, giúp cho các loài Flavobacterium, Alcaligenes, và Bacillus phát triển mạnh.

➣ Nếu nước thải chứa có chứa các chất như hydrat cacbon hoặc cacbua hydro thì sẽ tác động và kích thích Pseudomonas phát triển.

➣ Nấm là thành phần không được mong muốn có trong bùn vi sinh nhưng ở một số điều kiện nhất định thì nó vẫn tồn tại.Nếu nước thải có chứa hydrocacbon với nồng độ cao hoặc xuất hiện một số chất hữu cơ lạ, nồng độ pH thấp và sự thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ là tác nhân kích thích sự phát triển của nấm.

➣ Protozoa là loại vi khuẩn chỉ có vai trò gián tiếp trong việc ổn định và phân hủy chất hữu cơ. Trường hợp nồng độ chất hữu cơ ở mức thấp sẽ tạo điều kiện cho các loài động vật nguyên sinh phát triển và giữ chủ đạo trong bùn hoạt tính.

>>> Xem thêm: CÔNG TY VẬN CHUYỂN BÙN VI SINH TRÍ BẢO GIÁ RẺ NHANH CHÓNG

hướng dẫn nuôi bùn vi sinh trong xử lý nước thải
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh trong xử lý nước thải

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả - Phân loại bùn vi sinh 

Để hiểu được các bước hướng dẫn nuôi bùn vi sinh trong xử lý nước thải thì chúng ta cần phải biết có mấy loại bùn. Bùn vi sinh có 3 loại là : vi sinh hiếu khí, vi sinh thiếu khí và vi sinh kỵ khí.

✔️ Bùn vi sinh hiếu khí

Đây là loại bùn được sử dụng cho các bể Aerotank và bể MBR. Loại bùn này có màu nâu nhạt hơi sáng , thường bùn sẽ ở trạng thái lơ lửng những khi lắng đọng sẽ chuyển sang trạng thái bông bùn và lắng xuống đáy do có khối lượng riêng lớn nước.

Điều kiện để bùn hiếu khí có thể tồn tại và phát triển trong bể là đảm bảo độ pH trong khoảng 6,5 – 8,5, nồng độ oxy ở khoảng 2 – 4mg/l, nhiệt độ trung bình từ 20 – 30 độ C. Bên cạnh đó, nồng độ và tốc độ tuần hoàn cần phải được giữ ở mức trung bình. Ngoài ra phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng đảm bảo tỷ lệ của 3 thành phần N:P:BOD là 5:1:100.

✔️ Bùn vi sinh thiếu khí

Loại này thường được dùng cho các bể anoxic, có màu nâu và hơi sẫm hơn so với các loại bùn hiếu khí. Bông bùn thiếu khí thường sẽ có các bọt khí trong đó và khi lắng đọng thì những bọt khí này sẽ có kích cỡ to hơn.

✔️ Bùn vi sinh kỵ khí

Đây là loại bùn được dùng trong các bể khí với mục đích là xử lý các chất thải có trong bể.

Bùn kỵ khí được hình thành từ 2 loại là: bùn khí lơ lửng và bùn dạng hạt. Trong đó:

➣ Bùn khí lơ lửng: được hình thành do quá trình vận hành của máy khuấy trộn và biến thành dòng chảy lơ lửng tạo ra trong bể kỵ khí.

➣ Bùn dạng hạt: là loại có bông bùn khá to và tốc độ lắng động nhanh.

Thông tin hướng dẫn nuôi bùn vi sinh - Quá trình hình thành

Trong quy trình hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả thì chúng ta cần phải quan tâm hình thành của bùn vi sinh.

✔️ Quá trình hình thành bùn vi sinh

Trong quá trình phát triển sinh khối thì các loại vi sinh vật thực hiện đồng hóa, hấp thụ và tiến hành bẻ gãy liên kết của các chất hữu cơ có trong nước thải. Các loại vi sinh vật này sinh sản bằng cách nhân đôi tế bào.

Tuy nhiên, trong quá trình sinh sản của các vi sinh vật còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ bể, độ pH, độ tuần hoàn,... Nếu một trong các yếu tố trên không được đảm bảo thì quá trình sinh sản và phát triển sẽ ngừng lại.

✔️ Tăng trưởng của bùn vi sinh sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:

➣ Giai đoạn tăng trưởng chậm: Trong giai đoạn này các loại vi sinh cần 1 khoảng thời gian để thích nghi với môi trường dinh dưỡng.

➣ Giai đoạn tăng trưởng sinh khối theo logarit: Tại giai đọan này tốc độ trao đổi chất và sự tăng trưởng của vi khuẩn tăng nhanh chóng, vi sinh vật sẽ sử dụng chất dinh dưỡng và tăng trưởng.

➣ Giai đoạn tăng trưởng chậm dần: Tại đây, quá trình tăng trưởng của các vi sinh giảm dần do các chất dinh dưỡng của môi trường ngày càng cạn kiệt.

➣ Giai đoạn hô hấp nội bào: Khi nồng độ các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào bị cạn kiệt, vi khuẩn thực hiện quá trình trao đổi chất thông qua việc sử dụng chính các chất nguyên sinh có trong tế bào. Sinh khối sẽ giảm dần là do chất dinh dưỡng còn lại trong tế bào đã chết khuếch tán bên ra ngoài để cấp cho các tế bào sống.

hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả

Các bước hướng dẫn nuôi bùn vi sinh cho người mới bắt đầu 

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh chi tiết sẽ bao gồm các giai đoạn và công tác bên dưới như sau: 

✔️ Công tác chuẩn bị

Để cho quá trình nuôi cấy diễn ra được thuận lợi , thì cần phải chuẩn bị tốt các công đoạn sau:

➣ Tính toán lượng chính xác lượng bùn cần thiết cần dùng cho hệ thống.

➣ Chuẩn bị những chất dinh dưỡng cần thiết cho cả quá trình nuôi cấy (có thể sử dụng mật rỉ, cám cò để làm nguồn thức ăn cho các vi sinh)

➣ Kiểm tra hệ thống và đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt trong suốt quá trình nuôi cấy ( bao gồm: bể chứa, máy cung cấp oxy, máy bơm và hệ thống điện,...)

✔️ Các bước thực hiện nuôi bùn vi sinh

➣ Bước 1: Đưa lượng bùn vi sinh đã được tính toán trước đó vào bể. Trong đó, nồng độ bùn được đưa vào khoảng 10-15% lượng bùn cần thiết để sử dụng cho hệ thống. Trong suốt quá trình cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ nước thải đầu vào cũng như cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển.

• Cần thực hiện bổ sung men vi sinh vào bể để xử lý ngay từ lúc ban đầu.

• Thực hiện kiểm tra thường xuyên nồng độ DO trong nước thải.

• Kiểm tra các thông số về độ pH, nhiệt độ, SV30 và độ màu, độ mùi của bùn. Bên cạnh đó cũng cần kiểm tra đến độ bông và độ lắng động của bùn.

• Kiểm tra chất lượng bùn và đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng của 3 thành phần N:P:BOD là 5:1:100.

➣ Bước 2: Trong trường hợp hệ thống đã hoạt động ổn định thì cần phải kiểm tra lượng nước đầu ra mỗi ngày. Nếu chất lượng đầu ra không đạt tiêu chuẩn thì cần phải kiểm tra lại hệ thống, các thông số đầu vào, lượng nước, hệ thống cung cấp oxy có phân tán đồng đều trong bể nuôi hay không và điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn.

>>> Xem thêm: MUA BÙN VI SINH TPHCM CAM KẾT CHẤT LƯỢNG CAO UY TÍN

hướng dẫn nuôi bùn vi sinh chi tiết
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh chi tiết

Về hướng dẫn nuôi bùn vi sinh - Một số lưu ý

Trong huong dan nuoi bun vi sinh thì người nuôi cần phải chú ý đến các lưu ý sau:

➣ Điểm quan trọng nhất cần lưu ý  là độ pH cần phải được duy trì từ 6.5-8.8.

➣ Để có thể hoạt động thì bùn hiếu khí bắt buộc cần phải có oxy liên tục, do đó chỉ số DO phải được thường xuyên kiểm tra và phải duy trì từ 2 đến 4mg/l. Để có thể đo và kiểm soát được nồng độ DO thì chúng ta có thể sử dụng đầu đo DO để có thể đo lường được chính xác.

➣ Trong trường nhiệt độ trong bể không ổn định sẽ gây ra nhiều bất lợi cho các vi sinh phát triển và tồn tại. Nếu nhiệt độ trong nước trong bể vượt quá 40oC thì các vi sinh sẽ bị chết. Vì thế, cần chú ý duy trì nhiệt độ trong bể từ 20-30 độ C là tốt nhất.

➣ Ngoài ra cần theo dõi lượng chất dinh dưỡng được đưa vào hệ thống .Chất dinh dưỡng được đưa vào cần đảm bảo chính xác tỷ lệ sau: BOD:N:P = 100:5:1.

➣ Bên cạnh đó, cần duy trì và kiểm tra thường xuyên sự tuần hoàn bùn hoạt tính trong toàn bộ thời gian hoạt động của hệ thống. Trường hợp tốc độ tuần hoàn thấp sẽ dẫn đến tình trạng quá tải thủy lực và làm giảm sự thông khí. 

hướng dẫn nuôi bùn vi sinh cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh trong xử lý nước thải - Rủi ro, sự cố 

Trong các hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiếu khí thì có thể xuất hiện các sự cố và rủi ro như bên dưới: 

➣ Sự cố nổi bọt: Nguyên nhân là do lượng bùn trong bể quá ít dẫn đến nồng độ của các chất hữu cơ vượt quá khả năng xử lý của các vi sinh. Phương án để giải quyết tình trạng này là cần phải kiểm tra lại lượng nước thải đầu vào cũng như là bổ sung thêm lượng bùn hoạt tính để đảm bảo đúng tỉ lệ.

➣ Sự cố nổi bùn trong bể lắng: nguyên nhân có thể do sự thông khí quá mức hoặc quá trình nitrat hóa gây ra. Bùn sẽ có hiện tượng nổi thành cục đen và nâu. Nếu là do quá trình khử nitrat thì cần tăng tốc độ tuần hoàn của bùn vi sinh. Nếu là do sự thông khí quá mức thì cần phải điều chỉnh và giảm lượng thông khí.

Với bài viết này, hi vọng những chia sẻ và kiến thức trên sẽ giúp ích cho các nhân viên đang phụ trách hệ thống xử lý nước thải trong việc nuôi bùn vi sinh.

hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiếu khí
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiếu khí

Nếu có thêm thắc mắc, các bạn có thể liên hệ với công ty chúng tôi thông qua số Hotline: 0902.208.925 để được tư vấn và giải đáp về cách hướng dẫn nuôi bùn vi sinh.

Tags: hướng dẫn nuôi bùn vi sinh, hướng dẫn nuôi bùn vi sinh chi tiết, hướng dẫn nuôi bùn vi sinh trong xử lý nước thải, hướng dẫn nuôi bùn vi sinh cho người mới bắt đầu, hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiếu khí, huong dan nuoi bun vi sinh, hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả

Tin cùng chuyên mục

Bình luận